Thông tin tuyển sinh

Ngành Điện tử – Nghề tốt cho nghiệp vững

Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực… Bạn luôn bị cuốn hút đặc biệt bởi các thiết bị điện tử? Bạn tò mò không hiểu làm thế nào người ta có thể sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử… Bạn có khuynh hướng về ngành Điện tử công nghiệp rồi đấy. Mọi thứ đều khởi nguồn từ sự yêu thích. Cùng tìm hiểu để xem bạn có phù hợp để chọn lựa cho tương lai của mình không nhé.

Ngành Điện tử công nghiệp là nghề bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle – khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung – số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.

  • Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm nhân viên kỹ thuật tại các cơ quan, đơn vị sau:

  – Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì, lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử của các nhà máy, xí nghiệp với vai trò là một kỹ thuật viên điện tử, quản lý kỹ thuật.

  – Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện tử công nghiệp.

  – Có thể tự mở cơ sở tư vấn thiết kế, lắp đặt, sửa chữa; sản xuất; kinh doanh trong lĩnh vực điện tử đồng thời có thể học liên thông lên đại học.

ngành Điện tử công nghiệp

  • Cơ hội việc làm đa dạng, thu nhập ổn định và tương lai rộng mở: 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn cầu cũng như các hoạt động sản xuất xuyên quốc gia của các công ty nước ngoài tại Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển chung cho đất nước. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2013 đã ghi nhận lần đầu tiên xuất khẩu điện tử vượt qua dệt may – một ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, và cho đến nay vẫn luôn giữ ở vị trí số 1. Trong năm 2015, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam được ghi nhận có tổng trị giá 46 tỉ USD, bao gồm điện thoại, máy tính, và những thiết bị khác. Năm 2016, xuất khẩu toàn ngành đã đạt 53 tỉ USD, qua đó nắm giữ vị trí số 1 so với các ngành liên quan.

Tuy nhiên hiện nay, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn đang gặp khó khăn bởi nguồn lực lao động đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ Điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang rất thiếu nhân lực. Tuy vậy, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này hiện chỉ đạt mức 54,87% và trong giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025: Ngành Điện – Điện tử nằm trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu luôn dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân lực. Vì vậy, cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành nói trên là rất cao. Mức lương khởi điểm của một kỹ sư thực hành khối ngành kỹ thuật nói chung và ngành Điện tử công nghiệp nói riêng từ 5 – 6 triệu/tháng, mức lương này tăng cao hơn tùy vào năng lực và vị trí làm việc.

ngành Điện tử công nghiệp

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp ngành Điện tử công nghiệp

Tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với xu thế phát triển của công nghệ ngày càng cao của khoa học kỹ thuật.

Có khả năng liên thông bậc học cao hơn trong lĩnh vực cơ điện tử, tự động điều khiển, điện khí hóa và cung cấp điện, nhà máy điện, thiết bị điện và mạng lưới điện…ở các trường Đại học có đào tạo ngành Điện – Điện tử.

Create by: nguyenphuonghuy@tnut.edu.vn