CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

Định hướng đào tạo:

 - Ứng dụng

 - Nghiên cứu

Bằng tốt nghiệp:

 - Thạc sĩ kỹ thuật (đối với định hướng ứng dụng)

 - Thạc sĩ khoa học (đối với định hướng nghiên cứu)

Số lượng tuyển sinh hàng năm:  30 -50 học viên/năm 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

- Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lĩnh vực kỹ thuật viễn thông, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới của kỹ thuật điện tử, truyền thông và thực tiễn đặt ra; có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt; có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

- Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu về thông tin hữu tuyến, vô tuyến, các dịch vụ viễn thông, các phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, thiết kế hệ thống viễn thông, là các chuyên gia trong lĩnh vực phục vụ cho các sở ban ngành, các cơ sở đào tạo, các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy - xí nghiệp, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp về lĩnh vực điện tử truyền thông.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Theo định hướng ứng dụng

Kết thúc khóa đào tạo, học viên theo hướng ứng dụng có khả năng:

- Cập nhật các kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành kỹ thuật viễn thông.

- Có khả năng vận hành và triển khai các thiết bị, công nghệ mới vào thực tế ngành Điện tử- Viễn thông ở Việt Nam, có khả năng thiết kế, tích hợp hệ thống chuyên dụng và dân dụng.

b) Theo định hướng nghiên cứu

Kết thúc khóa đào tạo, học viên theo định hướng nghiên cứu có khả năng:

- Kiến thức chuyên ngành sâu, nắm bắt các kiến thức, kiến thức kỹ thuật cơ sở liên ngành được ứng dụng rộng rãi trong trong lĩnh vực về Kỹ thuật viễn thông, nắm được các kiến thức công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật viễn thông.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học, có khả năng tự tìm học, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật và công cụ hiện đại để giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tế kỹ thuật viễn thông trong nước và quốc tế.

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của thực tế sản xuất tại cơ sở nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực Kỹ thuật viễn thông.

- Có kiến thức để học viên tiếp tục học bậc tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và nước ngoài.

2. Thời gian và hình thức đào tạo

- Thời gian đào tạo được thực hiện trong tối thiểu 1,5 năm tập trung liên tục.

- Chương trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ. Trong trường hợp đặc biệt, vì lý do cá nhân và được sự chấp thuận của đơn vị đào tạo người học có thể được kéo dài thời gian đào tạo nhưng không quá 2 năm so với thời gian quy định.

3. Đối tượng và yêu cầu tuyển sinh

3.1. Đối tượng tuyển sinh

Người dự thi cần thuộc một trong các đối tượng sau: 

QUY ƯỚC MÃ NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

Các đối tượng khác do Khoa Điện tử - Trường ĐHKTCN xét duyệt hồ sơ quyết định.

* Bổ sung và chuyển đổi kiến thức

Danh mục các học phần bổ sung được liệt kê trong Bảng 1 và danh mục các đối tượng và số tín chỉ phải học bổ sung được quy định cụ thể trong Bảng 2. 

Bảng 1: Danh mục học phần bổ sung

STT

Tên học phần

Số TC

Ghi chú

1.       

Lý thuyết thông tin và mã hóa

3

 

2.       

Cơ sở thông tin số

3

 

3.       

Kỹ thuật truyền hình

3

 

4.       

Tổ chức mạng viễn thông

3

 

5.       

Hệ thống viễn thông

3

 

6.       

Hệ thống nhúng

3

 

7.       

Kỹ thuật truyền dẫn

3

 

8.       

Kỹ thuật truyền số liệu

3

 

9.       

Anten và truyền sóng

3

 

10.  

Vi xử lý – vi điều khiển

3

 

11.  

Kỹ thuật mạch điện tử

3

 

 

Bảng 2: Danh mục đối tượng phải học bổ sung

STT

Đối tượng

CHương trình, chuyên ngành đào tạo

Số TC

Ghi chú

1.       

Nhóm A

Ngành đúng

0

 

2.       

Nhóm B

Ngành Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật máy tính; Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá; công nghệ thông tin

9

 

Các ngành khác

12

 

* Khoa quản lý chuyên ngành xét duyệt hồ sơ quyết định các học phần bổ sung. 

3.2. Yêu cầu đối với người dự tuyển

Điều kiện đăng kí dự thi thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Đại học Thái Nguyên. Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ Kỹ thuật viễn thông cần có các điều kiện sau:

a) Thâm niên công tác chuyên môn

- Đối tượng được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp nếu có bằng tốt nghiệp chính quy loại trung bình khá trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp hệ vừa học vừa làm ngành các ngành trên loại khá trở lên.

- Những đối tượng còn lại phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

b) Có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

c) Có đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu.

d) Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Đại học Thái Nguyên.

4. Thời gian đào tạo và hình thức tuyển sinh

- Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức 2 đợt/năm (theo quy định của Đại học Thái Nguyên).

- Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển.

5. Các môn thi tuyển sinh

- Môn ngoại ngữ: Theo Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Đại học Thái Nguyên.

- Môn Cơ bản: Toán cao cấp 1

- Môn Chủ chốt:  Xử lý tín hiệu số

6. Dự kiến mức học phí

- Học viên phải đóng học phí theo quy định của  nhà nước.

- Kinh phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm và học phí của người học theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, kinh phí đào tạo có thể bổ sung từ kinh phí các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học.

 

Create by: duycop@gmail.com