GIỚI THIỆU BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
Giới thiệu chung: Bộ môn Kỹ thuật Điện tử tiền thân là bộ môn: Điện tử - Đo lường – Cơ sở Kỹ thuật được thành lập tháng 10 năm 1972 thuộc Khoa Điện – Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ bộ môn cả về số lượng và chuyên môn, được sự nhất trí của Đảng ủy nhà trường, Bộ môn Kỹ thuật Điện tử được thành lập vào ngày 28/11/1980 theo quyết định số 159/QĐ-CB. Tháng 5 năm 2005, Bộ môn tách ra khỏi khoa Điện, cùng với một số bộ như Điện tử Viễn thông, Đo lường và điều khiển tự động, sát nhập vào Trung tâm máy tính, hình thành nên Khoa Điện tử. Hai nhiệm vụ chính của bộ môn được Nhà trường giao phó là Giảng dạy và Nghiên cứu khoa học trong hai lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch.
Hiện tại, bộ môn gồm 09 giảng viên với, 01 PGS. TS, 02 tiến sỹ, 03 nghiên cứu sinh , 03 Thạc sỹ. Trong hơn 18 năm hoạt động, bộ môn đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà nhà trường giao phó.
Đào tạo: Bộ môn hiện nay đang đảm nhận đào tạo đại học cho 02 chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử và Công nghệ điện tử thông minh và IoT thuộc ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông và ngành Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch. Ngoài ra bộ môn còn đảm nhận đào tạo sau đại học: trình độ thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử và trình độ tiến sỹ ngành Kỹ thuật điện tử.
Các kỹ sư Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm, chế tạo, vận hành các hệ thống kỹ thuật, bảo hành, phục vụ, bán và tiếp thị công nghệ, tư vấn, giáo dục, và giải quyết các vấn đề về các hệ thống điện tử, tự động hóa, điện tử thông minh, vi mạch, bán dẫn, chip,.... Ngoài việc cung cấp kiến thức và đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch, các chương trình đào tạo còn tạo dựng nền móng cơ bản vững chắc giúp người học thuận lợi cho các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp. Chương trình chú trọng đến lĩnh vực Điện tử, Điện tử viễn thông, Tin học công nghiệp, và Đo lường và điều khiển, CHIP, bán dẫn và vi mạch, AI,...
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Bộ môn đã thực hiện 03 sách giáo trình, 05 đề tài cấp bộ, và gần 100 đề tài cấp cơ sở. Rất nhiều đề tài nghiên cứu của bộ môn đã được chuyển giao, lắp đặt và vận hành trong thực tế và được các cơ sở đánh giá tốt. Các kết quả nghiên cứu cũng được công bố qua hàng trăm bài báo ở các tạp chí và hội thảo quốc tế, 50 bài báo ở các tạp chí và hội nghị quốc gia.
Xem thêm: