Giới thiệu

Giới thiệu về khoa Điện tử

Giới thiệu chung

        Khoa Điện tử được thành lập ngày 12 tháng 5 năm 2005 với tiền thân là sự kết hợp giữa hai bộ môn Kỹ thuật Điện tử và Kỹ thuật Đo lường được tách ra từ Khoa Điện với Trung tâm Máy tính. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiêp, trải qua các khó khăn, thử thách, tập thể khoa đã sớm khẳng định được vị thế  của mình và đã trở thành một trong các địa chỉ có uy tín về đào tạo, nghiên cứu, và chuyển giao công nghệ.

        Hiện tại trong khoa có 4 bộ môn là: Kỹ thuật điện tử, Điện tử viễn thông, Đo lường Điều khiển, Công nghệ Thông tin; và tổ Văn phòng. Tổng số cán bộ viên chức trong khoa là 55  trong đó 06 phó giáo sư, 12 tiến sỹ, 13 nghiên cứu sinh, 02 kỹ sư và số còn lại đã có trình độ thạc sĩ theo các chuyên ngành. Đội ngũ giảng viên của Khoa năng động, được tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, có nhiều thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và chuyển giao công nghệ. Hiện khoa đang phụ trách 11 phòng thực hành thí nghiệm, 02 câu lạc bộ nghiên cứu khoa học.

Sứ mệnh  

        Cung cấp cho sinh viên chương trình giáo dục chất lượng cao, thích hợp, và dễ tiếp cận ở trình độ đại học và sau đại học. Hình thức giáo dục này với mục đích truyền thụ kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, tạo dựng môi trường nghiên cứu giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội công tác tại các khu công nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, các lĩnh vực khác.

CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO 

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA (Automation and Control ngineering Technology), mã ngành: 7510303

Giới thiệu: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự đông hoá được xây dựng dựa trên kinh nghiệm đào tạo hơn 50 năm trong lĩnh vực Điều khiển và Tự động hoá của Nhà trường; được phát triển và đảm bảo các khối kiến thức quan trọng trong lĩnh vực công nghệ, điều khiển và tự động hoá đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay, có tham khảo các chương trình đào tạo trong cùng lĩnh vực của các Trường Đại học trong nước và nước ngoài. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở và chuyên ngành vững chắc, có kỹ năng nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc và sáng tạo trong mọi môi trường lao động để giải quyết những vấn đề liên quan đến nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, và vận hành các hệ thống điều khiển và tự động hoá; hệ thống sản xuất công nghiệp, nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thời gian đào tạo: 4 năm cấp bằng cử nhân; 4.5 năm cấp bằng Kỹ sư

Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân/Kỹ sư

Cơ hội việc làm:

- Chỉ huy công tác thiết kế, lắp đặt, vận hành các hệ thống điều khiển và tự động hóa trong các nhà máy công nghệ; trong các công ty công nghệ chuyên sản xuất chế biến và các công ty lắp ráp (công nghệ xe máy, ôtô, các thiết bị điện tử v.v), các công ty truyền tải và phân phối điện năng; trong các công ty nghiên cứu và phát triển về công nghệ điều khiển và tự động hóa; các công ty công nghệ cao trong nước và nước ngoài.

- Nghiên cứu phát triển về giải pháp công nghệ điều khiển tự động hóa cho các tập toàn công nghệ như Viettel, Siemen, Samsung, LG, ABB, v.v

- Quản lý công nghệ điều khiển và tự động hóa sản xuất: Giám đốc kỹ thuật công nghệ/ giám đốc CEO; Kỹ sư giám sát và vận hành hệ thống công nghệ sản xuất.

- Tự khởi nghiệp, thành lập các Công ty chế tạo, kinh doanh, thiết kế giải pháp và lắp đặt các thiết bị trong lĩnh vực điều khiển và tự đông hoá.

  • Giảng dạy, nghiên cứu viên tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.

NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ, BÁN DẪN VÀ VI MẠCH

Giới thiệu:

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn về sự phát triển và tham gia sâu vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng của các ngành công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao liên quan đến Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch. Việc đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ;

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch là đào tạo các kỹ sư theo định hướng ứng dụng. Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng về chuyên môn và xã hội đáp ứng được yêu cầu của công việc thuộc lĩnh vực điện tử, bán dẫn và vi mạch. Có khả năng gắn kết giữa lý thuyết với thực tế, có các kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, có khả năng học tập suốt đời, có trách nhiệm nghề nghiệp và thích nghi được với môi trường làm việc thay đổi, có ý thức phục vụ cộng đồng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Cơ hội việc làm:

  • Kỹ sư nghiên cứu phát triển R&D; Kỹ sư quản lý và xử lý dây chuyền sản xuất; Kỹ sư vận hành sản xuất thiết bị điện tử, IC v.v..; Kỹ sư quản lý chất lượng sản phẩm cho các tập toàn công nghệ như Viettel, Siemen, Samsung, Panasonic, LG, Canon, Amkor v.v
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo vi mạch và các thiết bị điện tử-bán dẫn cho các tập đoàn, các công ty sản xuất chip bán dẫn như Intel, Nvidia, Amkor, Hana Micron v.v
  • Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử, bán dẫn và vi mạch ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng
  • Tự khởi nghiệp, thành lập các Công ty thiết kế, chế tạo, kinh doanh, thiết kế giải pháp và lắp đặt các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG, mã ngành: 7520207

Giới thiệu: Viễn thông (Telecommunication) là một thuật ngữ liên quan tới việc truyền thông tin và tín hiệu. Ngành Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới, đã hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người của mỗi quốc gia, gắn kết mọi người với nhau nhờ một mạng lưới viễn thông toàn cầu. Bước chân vào ngành này, bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ mới, thiết bị Điện tử Viễn thông mới hay làm việc trong lĩnh vực mạng, viễn thông, lĩnh vực định vị dẫn đường, lĩnh vực điện tử y sinh, lĩnh vực âm thanh, hình ảnh...

Cơ hội việc làm: Với chương trình đào tạo tiên tiến và mục tiêu đảm bảo sự liên thông, khi tốt nghiệp Kỹ sư Điện tử -Viễn thông sẽ làm việc tại các Sở, Ban, Ngành về viễn thông, các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông, lĩnh vực truyền thanh – truyền hình; Công ty truyền hình cáp; Lĩnh vực hàng không; Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.  

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, mã ngành: 7520207

Giới thiệu: Sứ mệnh của ngành Kỹ thuật Điện tử là phục vụ người học bằng cách cung cấp cho họ chương trình giáo dục chất lượng cao, thích hợp, và dễ tiếp cận ở trình độ đại học và sau đại học. Hình thức giáo dục này với mục đích truyền thụ những kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, cung cấp những cơ hội nghiên cứu. Những sinh viên tốt nghiệp có thể: Chứng minh sự thành thạo và tiến bộ nghề nghiệp trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử thông qua việc ứng dụng những kiến thức cơ bản và kỹ năng giải quyết vấn đề; Có kiến thức về  khoa học cơ bản, khoa học máy tính, và khoa học kỹ thuật cần thiết để phân tích và thiết kế các thiết bị điện và điện tử phức tạp, các hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, cũng như các kiến thức phù hợp với các mục đích của chương trình.

Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ, Viện nghiên cứu vv… Trong các xí nghiệp công nghiệp, công trường xây dựng và khai thác, công ty sản xuất chế biến (thực phẩm, giấy, ximăng, hóa dầu, luyện gang, cán thép…), các công ty lắp ráp (xe máy, ôtô, các thiết bị điện tử v.v), bệnh viện,…Ngoài ra họ có thể làm việc tại các cơ sở sản suất liên doanh với nước ngoài, tham gia các chương trình xuất khẩu lao động sang các nước phát triển và đang phát triển cũng như làm công tác kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp. Hơn nữa, sinh viên có thể phát triển bản thân để trở thành người tư vấn, quản lý dự án nghiên cứu và phát triển.  

NGÀNH KỸ THUẬT MÁY TÍNH – CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC CÔNG NGHIỆP, mã ngành: 7480106

Giới thiệu: Tin học Công nghiệp là một lĩnh vực mới với mục đích nghiên cứu và sử dụng các ứng dụng của Công nghệ thông tin vào các ngành công nghiệp trong thực tế. Tin học Công nghiệp liên quan đến các ngành cơ bản như: Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật phần cứng, Hệ thống nhúng, Xử lý âm thanh và hình ảnh, Cơ điện tử, Robot, Tự động hóa và điều khiển,…

Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Công nghiệp có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như: kỹ sư phân tích, thiết kế trong các công ty về phần cứng cũng như phần mềm máy tính; nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, nâng cấp và chuyển giao công nghệ cho các bộ phận thiết bị chức năng của máy tính, các hệ thống điều khiển số trong các dây truyền công nghệ; làm việc ở bộ phận Công nghệ thông tin của các đơn vị như ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…; cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng; giảng dạy các môn liên quan đến kỹ thuật máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.  

Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

1. Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, chuyển giao công nghệ hoặc nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành dự án.

2. Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống Cơ điện tử, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy và các đơn vị sản xuất có liên quan đến tự động hóa, ô tô, các dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt

3.Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực tự động hóa và tích hợp đa ngành.

4.Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Cơ điện tử ở các trường Đại học, Cao đẳng.

5.Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ điện tử ở các viện Nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.