CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Tên chương trình: Kỹ thuật điện tử

Trình độ đào tạo:   Thạc sĩ

Ngành đào tạo:                    Kỹ thuật điện tử

Mã ngành:                            8.52.02.03

Định hướng đào tạo:          Ứng dụng

Bằng tốt nghiệp:                 Thạc sĩ kỹ thuật 

(Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-ĐHKTCN ngày    tháng     năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp)

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Kết thúc khóa đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, người học có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có thể làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến kỹ thuật điện tử, có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, kiến thức chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Kỹ thuật điện tử. Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử sẽ tập trung đào tạo các kiến thức mở rộng và nâng cao về thiết kế vi mạch điện tử, thiết kế các hệ thống điện tử tích hợp cho các ứng dụng trong dân dụng, công nghiệp, viễn thông.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1) Người học có kiến thức lý thuyết cơ bản, kiến thức thực tế sâu, rộng, tiên tiến, trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành Kĩ thuật điện tử, hiểu được các kiến thức chuyên ngành liên quan.

2) Người học có kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phản biện, phát hiện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; có phương pháp nghiên cứu khoa học; có năng lực tự học và khả năng học tập suốt đời trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử, truyền thông.

3) Người học có thể thiết kế, thi công, vận hành, sửa chữa các hệ thống điện tử để tạo thành các sản phẩm có hàm lượng chất xám phục vụ cho các lĩnh vực của đời sống.

4) Người học có kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ, tin học làm việc độc lập và làm việc nhóm trong môi trường áp lực; có khả năng thích nghi, hội nhập và phát triển trong thị trường lao động trình độ cao.

2. Chuẩn đầu ra

Về kiến thức

CĐR 1   Có kiến thức lý thuyết cơ bản và kiến thức thực tế sâu, rộng, tiên tiến, về các nguyên lý, học thuyết, công nghệ cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành Kĩ thuật điện tử

CĐR 2   Hiểu được các kiến thức liên ngành có liên quan như điều khiển, truyền thông, tự động hóa, kỹ thuật máy tính.

CĐR 3   Nắm vững các kiến thức về thiết kế và thực thi các hệ thống điện tử tích hợp như: các mạch biến đổi công suất, các mạch VLSI, các hệ thống tích hợp trên chip, các hệ thống đo lường, giám sát và điều khiển xa ứng dụng trong công nghiệp, dân dụng, y sinh và viễn thông.

CĐR 4   Có các kiến thức chuyên sâu về triển khai, ứng dụng các kĩ thuật, công nghệ trong các hệ thống điện tử tiên tiến, hiện đại

CĐR 5   Có các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ cho hoạt động ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử

Về kỹ năng

CĐR 6   Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học

CĐR 7   Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng và khác ngành

CĐR 8   Có kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp

CĐR 9   Có kỹ năng sử dụng các công cụ, phương tiện hiện đại phục vụ lĩnh vực ứng dụng kĩ thuật điện tử

CĐR 10    Có kỹ năng phân tích và đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan tới ứng dụng hiệu quả các hệ thống, thiết bị điện tử

CĐR 11    Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật chuyên môn bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh trong xã hội (tương đương TOEFL ITP 500 )

Về năng lực

CĐR 12    Có khả năng nghiên cứu đưa ra những sáng kiến quan trọng

CĐR 13    Có khả năng thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác

CĐR 14    Có khả năng đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực điện tử

 

  1. Cấu trúc chương trình

Bảng 3.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT

Khối kiến thức

Chương trình đại học

≥ 150 TC

< 150 TC

1         

Kiến thức chung

8

8

2         

Khối kiến thức 1 (áp dụng cho hv tốt nghiệp ĐH có chương trình đào tạo dưới 150TC)

 

15

2.1

Khối kiến thức 1 bắt buộc

0

9

2.2

Khối kiến thức 1 tự chọn

0

6

3         

Khối kiến thức 2 (áp dụng cho hv tốt nghiệp ĐH có chương trình đào tạo trên 150TC và học viên đã học khối kiến thức 1)

28

28

3.1

Khối kiến thức 2 bắt buộc

10

10

3.2

Khối kiến thức 2 tự chọn

18

18

4         

Luận văn tốt nghiệp

9

9

 

Tổng

45 TC

60 TC

 

  1. Tuyển sinh

4.1. Môn thi

Môn cơ bản: Toán cao cấp I.

Môn cơ sở: Xử lý tín hiệu số

Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh.

4.2. Đối tượng

a. Quy định chung

Điều kiện đăng ký xét tuyển học viên cao học thực hiện theo Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ số 1131/QĐ-ĐHTN ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ Kỹ thuật điện tử phải có các điều kiện sau đây:

  • Có bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng và phù hợp nằm trong nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử và Viễn thông, nhóm ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử và Viễn thông.
  • Có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy ngành gần với nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử và Viễn thông và nhóm ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử và Viễn thông, … đã học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông. Cụ thể môn học bổ sung sẽ căn cứ việc so sánh các môn học theo bảng điểm tốt nghiệp.
  • Có đủ sức khoẻ để học tập.
  • Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.

 

b. Về văn bằng đại học

Bảng 4.1: QUY ƯỚC MÃ NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

 

Ngành học đại học

Nhóm ngành

 

Ngành đúng

Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật điện tử,  truyền thông

A1

(A1.1 ; A1.2)

Ngành gần

Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật máy tính; Toán ứng dụng ;  Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá;

Công nghệ thông tin; Sư phạm kỹ thuật Điện; Sư phạm kỹ thuật Điện tử; Vật lý Kỹ thuật; Cơ Điện tử

B1

(B1.1 ; B1.2)

 

5. Thời gian đào tạo:

  • Khóa đào tạo theo học chế tín chỉ.
  • Thời gian khóa đào tạo được thiết kế cho các học viên tốt nghiệp ĐH có chương trình đào tạo dưới 150TC là 2 năm ( 4 học kỳ chính)
  • Thời gian khóa đào tạo được thiết kế cho các học viên tốt nghiệp ĐH có chương trình đào tạo trên 150TC là 1.5 năm ( 3 học kỳ chính)

6. Bổ sung kiến thức

Danh mục các học phần bổ sung được liệt kê trong Bảng 6.1 và danh mục các đối tượng và số tín chỉ phải học bổ sung được quy định cụ thể trong Bảng 6.2. 

Bảng 6.1: Danh mục học phần bổ sung

STT

Tên học phần

Mã học phần

Số TC

Ghi chú

1.       

Kỹ thuật thiết kế bo mạch

 

3

 

2.       

Cơ sở thông tin số

 

3

 

3.       

Mạch vi điện tử

 

3

 

4.       

Thiết kế mạch tích hợp tương tự

 

3

 

5.       

Thiết kế mạch tích hợp số

 

3

 

6.       

Hệ thống nhúng

 

3

 

7.       

Kỹ thuật xung nâng cao

 

3

 

8.       

Điện tử dân dụng

 

3

 

9.       

Các hệ thống điện tử điển hình

 

3

 

10.  

Vi xử lý – vi điều khiển

 

3

 

11.  

Kỹ thuật mạch điện tử

 

3

 

Bảng 6.2: Danh mục đối tượng phải học bổ sung

STT

Đối tượng

Chương trình, chuyên ngành đào tạo

Số TC

Ghi chú

1.       

Nhóm A

(A1, A2)

Ngành đúng

0

 

2.       

Nhóm B

(B1, B2)

Ngành Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật máy tính; Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá; công nghệ thông tin

9

 

Các ngành khác

12

 

* Khoa quản lý chuyên ngành xét duyệt hồ sơ quyết định các học phần bổ sung. 

7. Quy trình đào tạo

Quy trình đào tạo được thực hiện theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-ĐHKTCN ngày    tháng     năm 20     của Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

8. Điều kiện tốt nghiệp

Điều kiện tốt nghiệp theo Khoản 1, Điều 32, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15

tháng 05 năm 2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Quy chế Đào tạo Thạc sĩ của Đại học Thái Nguyên và Quy chế Đào tạo Thạc sĩ của Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp

9. Nội dung chương trình

Khung chương trình đào tạo

Mã số môn học

Tên môn học (Học phần)

Số tín chỉ (TC)

Ghi chú

Phần chữ

Phần số

T. số

Lý thuyết

T.N, T.H

Thảo luận

1.       Khối kiến thức chung

8

 

 

Bắt buộc theo QĐ của trường

MLN

5501

Triết học

3

 

 

ENG

5502

Tiếng Anh

5

 

 

2.      Khối kiến thức 1: (15TC)

 

 

 

Áp dụng cho HV học CT dưới 150TC

2.1 Khối kiến thức 1 bắt buộc

9

 

 

 

FEE

601

Lý thuyết truyền thông

3

 

 

FEE

 

Thiết kế mạch tích hợp

3

 

 

FEE

605

Lập trình nhúng

3

 

 

2.2 Khối kiến thức 1 tự chọn (2 trong 4 HP)

6

 

 

 

FEE

603

Mạch biến đổi công suất

3

 

 

FEE

604

Thiết kế hệ thống VLSI

3

 

 

FEE

 

Truyền thông dữ liệu

3

 

 

 

 

Thiết kế hệ điều khiển logic và PLC

3

 

 

 

3.      Khối kiến thức 2: (22TC)

 

 

 

 

3.1. Khối kiến thức 2 bắt buộc

10

 

 

 

 

 

Xử lý tín hiệu số nâng cao

3

 

 

FEE

 

Mô hình hóa hệ thống và các phương pháp mô phỏng số

3

 

 

FEE

 

Công nghệ điện tử tiên tiến

2

 

 

FEE

607

Kiến trúc hệ thống tích hợp trên chip

2

 

 

3.2.Khối kiến thức 2 tự chọn (chọn 9 HP) trong các định hướng sau)

18

 

 

 

 

 

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

 

 

FEE

610

Thiết kế bộ nhớ VLSI

2

 

 

FEE

611

Thiết kế mạch tích hợp RF

2

 

 

FEE

 

Kiến trúc máy tính tốc độ cao

2

 

 

FEE

609

Thiết kế hệ thống đa phương tiện trên chip

2

 

 

FEE

 

Các hệ thống thời gian thực

2

 

 

FEE

 

Truyền thông số nâng cao

2

 

 

FEE

 

Mạng cảm biến không dây

2

 

 

FEE

 

Xử lý âm thanh và hình ảnh

2

 

 

FEE

 

Giao tiếp người máy

2

 

 

 

 

Lý thuyết nhận dạng và ứng dụng trong các hệ thống điều khiển

2

 

 

 

 

Các hệ thống phân tán

2

 

 

 

 

Đo lường và điều khiển từ xa

2

 

 

 

 

Robot công nghiệp

2

 

 

FEE

 

Cảm biến và thiết bị y sinh học

2

 

 

           4. Luận văn tốt nghiệp       

9

 

 

 

           5. Tổng số tín chỉ

60