Các dự án nghiên cứu

Hệ thống điều khiển số động cơ một chiều

Hệ thống điều khiển số động cơ một chiều

Thiết bị đồng bộ bao gồm máy biến áp cách ly 1 pha, bộ chỉnh lưu cầu, tụ lọc, cuộn kháng lọc, bộ biến đổi một chiều – một chiều theo phương pháp điều chế độ rộng xung, động cơ điện một chiều kích nam châm vĩnh cửu (0.1kw, 24V, 1500v/p), các thiết bị đo lường, đóng ngắt, bảo vệ, các mạch điều khiển, mạch phát xung, sensor, phụ tải động cho động cơ một chiều, máy tính kết nối, và các thiết bị phụ trợ đi kèm; Nội dung chi tiết của nghiên cứu được thể hiện qua các nội dung sau:

1. Xây dựng mô hình toán của đối tượng điều khiển gồm phần tuyến tính và phi tuyến;

2. Môi trường phát triển phần mềm từ MATLAB;

3. Bộ điều khiển số lần lượt là PID; PID kết hợp Feed – Forward thích nghi; Thích nghi trực tiếp (hoặc) gián tiếp theo mô hình mẫu MRAS (Model Reference Adaptive Systems); LQG (Linear Quadratic Regulator);

4. Thông số của các bộ điều khiển được tính toán dựa trên cơ sở của lý thuyết điều khiển hiện đại, được kiểm chứng và hiệu chỉnh thông qua mô phỏng sử dụng MATLAB Simulink;

5. Cho phép hiệu chỉnh off – line và on - line thông số bộ điều khiển;

6. Có thể thay đổi được hình dạng, thông số của tín hiệu đặt;

7. Quan sát được các đại lượng dòng điện, điện áp một chiều phần ứng động cơ; dòng điện đầu vào bộ chỉnh lưu; điện áp lưới xoay chiều;

8. Quan sát được dạng tín hiệu vào ra của các khối cơ bản của mạch phát xung, mạch điều khiển trên máy hiện sóng;

9. Quan sát được dạng tín hiệu đặt, tín hiệu thực, sai lệch giữa tín hiệu đặt và tín hiệu thực trên máy hiện sóng;

10. Cho phép khảo sát ảnh hưởng của tụ điện lọc, điện cảm lọc đến hình dạng của dòng điện phần ứng của động cơ;

11. Cho phép điều chỉnh trơn, êm tốc độ động cơ điện một chiều một 0 đến 1500v/p và ngược lại;

12. Hệ thống kết nối với máy vi tính cho phép nhập các thông số từ bàn phím, hiển thị và vẽ đồ thị các biến điều khiển theo thời gian thực;

13. Điều chỉnh được hình dạng, độ lớn, thời điểm tác động của nhiễu đo lường và nhiễu hệ thống;

14. Cho phép khảo sát ảnh hưởng của thông số bộ điều khiển đến chất lượng của hệ thống khi không có và khi có nhiễu tác động;

15. Chứng minh ưu điểm của bộ điều khiển thích nghi theo mô hình mẫu MRAS khi tham số đối tượng điều khiển thay đổi;

16. Chứng minh ưu điểm của bộ điều khiển LQG với khả năng kháng nhiễu đo lường;

17. Chứng minh ưu điểm của bộ điều khiển PID kết hợp FeedForward với khả năng kháng nhiễu hệ thống;

18. Cho phép so sánh, đánh giá giữa kết quả mô phỏng và kết quả thực nghiệm.

19. Cho phép so sánh, đánh giá ưu nhược điểm của từng thuật toán điều khiển đã nêu thông qua kết quả mô phỏng và thực nghiệm khi có và không có nhiễu tác động.

20. Khảo sát ảnh hưởng của chu kỳ lấy mẫu đến chất lượng của hệ thống;

21. Cho phép người sử dụng can thiệp vào các chương trình phần mềm điều khiển.

 

Đại diện nhóm nghiên cứu:    PGS.TS. Nguyễn Duy Cương                                      

Điện thoại liên hệ:  Khoa Điện tử:  0208 3847095

Email: nguyenduyan@yahoo.com

Create by: duykhanh@tnut.edu.vn


TIN CŨ HƠN