Bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật Điện tử ? Ngành này học gì và làm gì?… Đó là những băn khoăn khi đứng trước sự lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu xem bạn có nên theo đuổi nghề này
– Học tốt các môn tự nhiên: Đây là một tố chất quan trọng vì học được các môn tự nhiên cũng có nghĩa là bạn có tư duy khoa học, tư duy logic, vì vậy bạn có thể nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp.
– Thích tìm tòi, học hỏi, yêu thích các thiết bị điện tử: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể lỗi thời ngày ngày mai. Do đó, với ngành này, bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, liên tục tự học tập nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.
– Kiên trì, nhẫn nại: vì thường xuyên phải tiếp xúc, mày mò các thiết bị, lặp đi lặp lại các quy trình công nghệ vì vậy rất cần sự kiên trì, chịu khó. Nếu không có đức tính này, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ những công việc cứ phải lặp đi lặp lại theo quy trình hay những vấn đề đòi hỏi cao về tính tỉ mỉ.
– Có khả năng làm việc theo nhóm: Điện, điện tử là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.
“Kỹ thuật Điện tử” học gì? 4 năm trên ghế giảng đường Đại học, bạn được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Kỹ thuật Điện tử và có thể được các kỹ năng nghề sau:
– Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào xử lý các tình huống trong lĩnh vực điện tử công nghiệp, dân dụng, y sinh, truyền thông; Vận dụng được kiến thức tin học, lập trình và công nghệ thông tin vào khai thác sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên ngành như: ORCAD, Proteus, Multíim, Altium Designer, Matlab…
– Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Kỹ thuật Điện tử ;
– Thiết kế, triển khai, lắp đặt, vận hành, khai thác và bảo trì được các hệ thống điện tử trong công nghiệp, dân dụng, y sinh, truyền thông, quân sự...
– Sử dụng được thiết bị điện tử để kiểm tra, phân tích kết quả, đánh giá hiệu suất làm việc của thiết bị điện tử ;
– Phát hiện, phân tích và xử lý được tình huống thực tiễn trong quá trình khai thác, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử;
– Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, sửa chữa trên linh kiện và thiết bị điện tử ;
Một số môn học và modul chuyên ngành tiêu biểu:
Kỹ thuật thiết kế bo mạch | Điện tử công suất; Thực tập Điện tử cơ bản |
Thiết kế mạch tích hợp tương tự | Đồ án 2 (Đồ án Thiết kế mạch tích hợp) |
Thiết kế mạch tích hợp số | Thực tập chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử |
Mạch vi điện tử | Các hệ thống điện tử điển hình |
Vi xử lý - Vi Điều khiển | Đồ án 3 (Đồ án Các hệ thống điện tử điển hình) |
Hệ thống nhúng | Các công nghệ Điện tử hiện đại |
Đồ án 1 (Đồ án Hệ thống nhúng) | Điện tử Y sinh |
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm tại các cơ sở sau:
– Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì, lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử của các nhà máy, xí nghiệp với vai trò là một kỹ thuật viên điện tử, quản lý kỹ thuật.
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện tử .
– Có thể tự mở cơ sở tư vấn thiết kế, lắp đặt, sửa chữa; sản xuất; kinh doanh trong lĩnh vực điện tử đồng thời có thể học lên các bậc học cao hơn.
Hầu hết các trường kỹ thuật trên cả nước đều có đào tạo ngành này.Đặc biệt là tại Khoa Điện tử - Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên