Giới thiệu

Các hướng nghiên cứu của ngành Cơ điện tử

Các hướng nghiên cứu của ngành Cơ điện tử

Về định hướng khoa học, do chuyên môn trải rộng và rất đa dạng phức tạp của đặc thù ngành, vừa đòi hỏi biết rộng vừa đòi hỏi chuyên sâu, xác định theo định hướng kỹ thuật cơ điện tử hầu hết giảng viên của bộ môn đều xác định cho mình một hướng nghiên cứu riêng biệt để phục vụ tốt nhất cho chuyên môn đảm nhận. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chúng tôi xác định con người là yếu tố hạt nhân, trong khâu tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cần căn cứ vào sở trường từng cá nhân.

Trong thời gian tới đây bộ môn cơ điện tử bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu về mô hình hoá hệ thống, điều khiển và động lực học, sai số và bù sai số các hệ thống cơ điện tử, bảo mật và đo lường cơ điện tử, chúng tôi cũng sẽ tích cực đăng tải các công bố mới về thành quả nghiên cứu ở tầm quốc gia và quốc tế song song với việc chế thử hàng loạt các mô hình như robot công nghiệp, các truyền động đặc biệt sử dụng trong cơ điện tử, các hệ thống đo lường chuyên dụng, các cơ chế bảo mật an toàn…để phục vụ sinh viên chuyên ngành tìm hiểu nghề nghiệp, đây là một hướng rất cần thiết mà nhiều trường đại học mạnh về đào tạo cơ điện tử đã làm tốt đến thời điểm này thu hút được sự quan tâm của đông đảo người học. Một trong số các mô hình trên đã hoàn thành việc thử nghiệm trực tiếp tại các công ty trên địa bàn Tỉnh như máy đo góc nghiêng bánh răng trụ, Hộp giảm tốc bánh răng sóng.

Trong tầm nhìn mười năm tới bộ môn cơ điện tử với đà phát triển như hiện nay (tuyển sinh với lượng khả quan nhất trong các chuyên ngành và thị trường việc làm sau tốt nghiệp rất dồi dào) để chiếm lĩnh thị phần lao động trình độ cao hoàn toàn có thể phát triển theo định hướng chuyên sâu hơn như cơ điện tử ô tô, cơ điện tử dân dụng và cơ điện tử công nghiệp, bên cạnh giảng dạy cho sinh viên ngành cơ điện tử còn có thể giảng dạy cho tất cả các chuyên ngành khác vì sớm hay muộn, bất cứ chuyên ngành kỹ thuật nào cũng sẽ có những modun chức năng định hướng cơ điện tử, chẳng hạn các mô đun đo lường, điều khiển, số hoá, kiểm tra...song song với thiết kế chế tạo là các công tác về đào tạo chứng chỉ theo nhu cầu xã hội, là chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ và tư vấn kỹ thuật.

Trong những năm tới nhu cầu Việt hoá các mô đun công nghiệp nhập khẩu để chủ động về thiết bị và giảm giá thành cũng sẽ rất cấp bách, đây là một phần công việc có nhu cầu rất lớn từ xã hội không chỉ là cơ hội lớn mà còn là thách thức lớn đặt ra với mỗi cán bộ giảng viên của bộ môn.

Thái Nguyên chưa phải là đơn vị đào tạo hàng đầu về cơ điện tử của nước ta, việc đặt mối quan hệ trao đổi liên kết với các bộ môn của các trường đại học khác trong nước và trên thế giới là hết sức quan trọng. Trong những năm tới đây bộ môn cũng sẽ bằng các con đường khác nhau thiết lập cho mình những quan hệ về mặt khoa học với các nhà sản xuất và các bộ môn của các trường đại học khác để làm phong phú thêm các kênh thông tin của mình.

Create by: danghien@tnut.edu.vn