Chương trình Đào tạo Tiến sỹ ngành: Kỹ thuật điện tử
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới;
Mục tiêu chung của chương trình là đào tạo những nhà khoa học trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tử có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân; có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước; Có khả năng phát hiện, tiếp cận và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử; Có khả năng tổ chức, triển khai ứng dụng các mô hình, giải pháp lý thuyết trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tử vào thực tiễn đời sống xã hội; Có khả năng độc lập sáng tạo, chủ động nắm bắt công nghệ, nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ Kỹ thuật điện tử trong khoa học và đời sống.
KIẾN THỨC
Có kiến thức chuyên sâu của ngành Kỹ thuật điện tử cũng như các lĩnh vực khác có liên quan để chủ động nghiên cứu và tìm ra các giải pháp công nghệ nhằm thiết kế, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các vi mạch, thiết bị trong các hệ thống điện tử ứng dụng vào thực tế sản xuất.
KỸ NĂNG
NGOẠI NGỮ
Đạt chuẩn đầu ra B2 theo khung châu Âu (hoặc tương đương trở lên), có khả năng giao tiếp tự tin bằng tiếng Anh, có thể đọc hiểu và vận dụng các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành để phục vụ nghiên cứu khoa học.
03 năm (36 tháng, học tập trung) đến 04 năm (48 tháng, học không tập trung) theo từng chương trình đào tạo. Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng) hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho Nhà trường, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của Trường.
Chương trình đào tạo có thể được điều chỉnh hàng năm để đảm bảo tính cập nhật với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
DANH MỤC HỌC PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
TT |
Mã HP |
Học phần, chuyên đề, tiểu luận, nghiên cứu khoa học và luận án |
Số tín chỉ |
Số tiết |
Ghi chú |
|
Lý thuyết |
TH/TN/TL |
|||||
I. |
Các học phần trình độ tiến sĩ |
|
|
|
|
|
1. |
Học phần bắt buộc |
|
|
|
|
|
1.1. |
|
Phương pháp viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh |
2 |
15 |
30 |
|
1.2. |
|
Xử lý tín hiệu phi tuyến |
2 |
15 |
30 |
|
2 |
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 8 học phần) |
|
|
|
|
|
2.1. |
|
Mạng cảm biến và đa chặng không dây |
2 |
15 |
30 |
|
2.2. |
|
Kỹ thuật nhận dạng mẫu |
2 |
15 |
30 |
|
2.3. |
|
Điện toán đám mây và ứng dụng |
2 |
15 |
30 |
|
2.4. |
|
Hệ thống vi cơ điện tử |
2 |
30 |
0 |
|
2.6. |
|
Tính toán cấu hình lại được |
2 |
15 |
30 |
|
2.7. |
|
Toán ứng dụng |
2 |
30 |
0 |
|
2.8. |
|
Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống điện tử |
2 |
15 |
30 |
|
II |
Chuyên đề tiến sĩ (chọn 3 học phần) |
6 |
|
|
|
|
3.1 |
Thiết kế VLSI và kiểm tra |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.2 |
Thiết kế nhúng |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.3 |
Phát sóng hài bậc cao và các ứng dụng |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.4 |
Hệ thống trên chip (SoC) |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.5 |
Ứng dụng giảm bậc trong các hệ thống điện tử |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.6 |
Nông nghiệp công nghệ cao |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.7 |
Đo lường và điều khiển xa |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.8 |
Các hệ thống điện tử tiên tiến |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.9 |
Nhận dạng và điều khiển các đối tượng phi tuyến |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.10 |
Cảm biến và thiết bị y sinh học |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.11 |
Điều khiển dựa trên trí tuệ nhân tạo |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.12 |
Xây dựng hệ thống điện tử tích hợp trên chip |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.13 |
Xử lý âm thanh và hình ảnh |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.14 |
Kỹ thuật truyền số liệu nâng cao |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.15 |
Các hệ thống truyền thông tiên tiến |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.16 |
Các kỹ thuật biến đổi năng lượng |
2 |
15 |
30 |
|
|
3.17 |
Học máy và trí tuệ nhân tạo |
|
15 |
30 |
|
|
III |
Tiểu luận tổng quan |
2 |
0 |
60 |
|
|
IV |
Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ |
74 |
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
90 |
|
|
|
|
|
Tổng số tín chỉ toàn CTĐT: 90 TC (Bắt buộc: 4 TC; Tự chọn: 86 TC) |
KẾ HOẠCH HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU TOÀN KHÓA CỦA NGHIÊN CỨU SINH
Mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn được phê duyệt kèm theo quyết định công nhận NCS, kế hoạch đào tạo được xây dựng như sau: