Tạp chí - Hội thảo

Danh mục đề tài Hội thảo khoa học cấp quốc gia FEE2023

Hội thảo khoa học cấp quốc gia :"Ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn FEE2023"

STT Họ và tên tác giả Tên bài báo cáo Abstract
1 Vasco Arone Mazibuco, Tuan-Linh Nguyen Fault detection in wireless sensor networks with deep neural networks With focus on developing a fault classifier for the protection system of wireless sensor networks using machine learning techniques, the temporal information of the humidity and temperature signal are utilized to build a LSTM based classifier. The previous work in fault detection and classification is explained in the Chapter 3, where the importance of research work with machine learning based techniques especially sequence learning models i.e. RNNs and LSTMs are highlighted. The proposed classifier brought the improvements in performance in the fault classification task from the measurement signals obtained from the bench-marking testbed of the wireless sensor networks system. 
2 Nguyễn Tiến Duy Một phương pháp thiết kế bộ điều khiển mờ tối ưu dựa trên đại số gia tử và thuật toán PSO  
3 Nguyễn Văn Huy Phân tích hồi qui cho bài toán dự đoán giá chung cư  
4 Nghiêm Văn Tính Determining interval lengths for fuzzy time series forecasting model based on index of fuzzy sets by combining hedge algebra and particle swarm optimization Researchers frequently use fuzzy time series (FTS) forecasting techniques to estimate future values since they do not rely on the same rigid assumptions as traditional forecasting tech-niques.There are generally, four factors that determine the performance of the FTS forecasting model (1) determining of length of intervals in universe of discourse, (2) fuzzification rules or feature representation of crisp time series, (3) establishing fuzzy relation groups (FRGs) and (4) creating defuzzification rule to get crisp forecasted value. Considering, first factor and fourth factor to improve the forecasting accuracy, we proposes a modified hybrid fuzzy forecasting model that uses particle swarm optimization (PSO) and hedge algebra (HA) in which the hedge algebra is utilized as a tool for partitioning the universe of discourse into intervals with differ-ent lengths. After partitioning data into intervals, the times series data are fuzzified into fuzzy sets,the fuzzy relationship groups are established and forecasting output value based on index of fuzzy sets is calculated. Finally, the proposed model is combined with the PSO to determine optimum length of each in-terval with the goal of improving forecasting accuracy. To test pro-posed model, we conduct a simulated study on two widely used real time series and compare the performance with some recently developed models. Two performance measures MSE and RMSE are used for performance analysis and observed better forecasting accuracy by the proposed model.
5 Nguyễn Văn Chí, Tạ Quang Duy, Ngô Phương Thanh Ước lượng SoC dùng mô hình mạch điện tương đương thích nghi theo SoH Uớc lượng SoC ứng dụng bộ lọc SPKF cho cell pin có xét đến các tham số mô tả ảnh hưởng của quá trình già hóa cell, đó là các tham số SoH và các điện trở của quá trình điện hóa trong mô hình mạch điện tương đương của cell. Việc ước lượng SoC có xét đến SoH sẽ làm tăng độ chính xác, đặc biệt là các cell đã sử dụng. Các tham số của mô hình mạch điện tương đương được thiết lập cho cell mới tại các một số nhiệt độ khác nhau bằng dữ liệu thực nghiệm tại các kịch bản khác nhau. Mô hình được đánh giá độ chính xác thông qua thử nghiệm so sánh điện áp đầu ra OCV của mô hình và điện áp đo từ quá trình thực nghiệm, sai số điện áp giữa đầu ra OCV của mô hình và điện áp đầu ra của cell thử nghiệm nằm trong khoảng tin cậy. Kết quả ước lượng SoC cho thấy khi cell pin càng mới thì lượng tăng SoC trong quá trình nạp ổn dòng ít hơn so với cell cũ. Khi cell càng cũ, tức là SoH càng nhỏ, lượng tăng SoC trong thời kỳ nạp ổn dòng sẽ nhiều hơn.
6 Bạch Văn Nam1*, Trần Mạnh Tuấn2, Ngô Thế Duy3, Ngô Văn Hùng4, Nguyễn Thị Hoài5, Vũ Thúy Hà6 Giải pháp thiết kế bộ điều khiển và giám sát cho máy vò chè  
7 Nguyễn Phương Huy1*, Dương Thị Mai Thương2 Đánh giá hiệu quả của một số kiến trúc học sâu trong bài toán nhận dạng cảm xúc dựa trên tín hiệu điện não Sử dụng các kiến trúc học sâu để nhận dạng cảm xúc từ tín hiệu điện não (Electroencephalography - EEG), từ đó triển khai các ứng dụng thực tế là vấn đề hiện đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong đó, tùy thuộc vào mỗi ứng dụng mà tín hiệu EEG có thể được thu từ các thiết bị với số lượng điện cực lớn (32, 64) hay nhỏ (14,2). Đối với mỗi ứng dụng, để đảm bảo hiệu quả nhận dạng tốt, việc xác định kiến trúc học sâu phù hợp cũng như các đặc trưng đầu vào tương ứng là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên cơ sở dữ liệu cảm xúc DEAP để tìm ra từng kiến trúc học sâu phù hợp với tín hiệu EEG lấy từ được lấy từ 32 điện cực và 14 điện cực. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đối với dữ liệu DEAP lấy từ 32 điện cực, mạng CNN với đầu vào là các đặc trưng FFT cho kết quả hội tụ nhanh (90 epoch) với độ chính xác trung bình lên đến 95,83%, độ tổn thất là 0.1426. Với dữ liệu DEAP lấy từ 14 điện cực, kiến trúc mạng CNN+BiLSTM với đầu vào đặc trưng Welch là phù hợp. Tuy kiến trúc này cho kết quả hội tụ chậm hơn (150 epoch) nhưng có thể cho phép hiệu quả nhận dạng tương đương (độ chính xác trung bình là 94,21 % với độ tổn thất 0.1881. 
8 Nguyễn Vĩnh Thụy 1*,
Nguyễn Văn Chí 2
Điều khiển tối ưu cân bằng cell dựa trên phản hồi SoC cho góí pin Lithium-Ion Bài báo trình bày phương pháp điều khiển cân bằng cell tối ưu cho gói pin Lithium-Ion được tạo bởi nhiều cell mắc nối tiếp nhằm đạt dung lượng tối đa, duy trì các yêu cầu vận hành an toàn  và kéo dài tuổi thọ của gói pin. Sử dụng phương pháp cân bằng tích cực giữa cell với cell, mức năng lượng của hai cell liền kề sẽ được cân bằng dựa trên nguyên lý của bộ biến đổi Cuk hai chiều với các biến điều khiển điều chế độ rộng xung (PWM). Chiến lược xác định các biến PWM tối ưu dựa trên giải bài toán tối ưu phi tuyến với phản hồi trạng thái (SoC) thỏa mãn các ràng buộc về mức SoC, biên độ dòng điện nạp/xả, dòng điện cân bằng và các biến điều khiển. Bài toán tối ưu phi tuyến được giải bằng cách áp dụng quy hoạch toàn phương tuần tự (SQP). Kết quả thực nghiệm điều khiển cân bằng cell tối ưu cho gói pin Lithium-Ion với 7 cell pin Samsung 22P 18650 mắc nối tiếp theo các kịch bản nạp/xả xen kẽ cho thấy bộ điều khiển cân bằng cell tối ưu đề xuất khá hiệu quả và đáp ứng được tất cả các yêu cầu làm việc mong muốn của bộ pin trong thực tế.