Tin tức - Sự kiện

Vai trò của Điện tử Viễn thông trong kỷ nguyên số

Trong giai đoạn hiện nay để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cần phải có kiến thức liên ngành. Vì vậy, việc xác định được mối quan hệ giữa ngành Điện tử - Viễn thông với các ngành CNTT, Kỹ thuật điện, Cơ khí trong kỷ nguyên số là rất cần thiết.

Trong giai đoạn hiện nay để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cần phải có kiến thức liên ngành. Vì vậy, việc xác định được mối quan hệ giữa ngành Điện tử - Viễn thông với các ngành CNTT, Kỹ thuật điện, Cơ khí trong kỷ nguyên số là rất cần thiết.

Vai trò của thông tin và tri thức trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, thông tin và tri thức đóng vai trò cốt lõi để tạo ra giá trị gia tăng. Quá trình hội tụ giữa Thế giới vật lý (Physical Sphere) và Thế giới số (Digital Sphere) -> Chuyển đổi số.

Đặc điểm các ngành đào tạo công nghệ trong kỷ nguyên số

Các ngành đào tạo kỹ thuật, công nghệ trong kỷ nguyên số có tính liên ngành và đa ngành, không còn ranh giới rõ rệt giữa các ngành: Điện, Điện tử - Viễn thông, CNTT, Cơ khí.

 

Mối quan hệ giữa Điện tử - Viễn thông với các ngành

Ngành Điện tử - Viễn thông (mạng viễn thông, 5G, IoT, các hệ thống điện tử thông minh) là Cơ sở hạ tầng cho Chuyển đổi số, Kinh tế số, là trung tâm của nhiều ngành mũi nhọn và có mối quan hê chặt chẽ với ngành Điện (lưới điện thông minh- Smart Grid); với ngành Cơ khí (hệ cơ thông minh, robot); với ngành CNTT (Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống thông tin).

 

Hiện nay, cùng với sự phát triển của KHCN, ngành ĐTVT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Bằng việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến theo nhiều phương thức khác nhau, ngành ĐTVT đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, hiện thực hóa khả năng kết giữa người - người, giữa thế giới thực - thế giới ảo.

 

Ngành ĐT-VT tập trung vào hai lĩnh vực chính là Điện tử với việc thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch và áp dụng chúng để phát triển các thiết bị điện tử sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội, từ các hệ thống điện tử trong công nghiệp, hàng không, y tế cũng như hệ thống dân dụng.

 

 

Viễn thông phát triển các hệ thống truyền thông bao gồm các hệ thống thu và phát để truyền thông tin qua một khoảng cách lớn, trong các môi trường truyền dẫn khác nhau, các hệ thống truyền thông điển hình là điện thoại, mạng internet, hệ thống thông tin vệ tinh, các mạng cảm biến, hệ thống kết nối các thực thể vật lý trong IoT.

 

Có nhu cầu tuyển dụng rất lớn

Kết quả thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc ngành điện tử viễn thông giai đoạn 2020 đến 2025, mỗi năm có nhu cầu tuyển dụng khoảng 16 nghìn kỹ sư ĐTVT và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.

 

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành ĐTVT có thể vào làm việc tại: Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các học viện, trường đại học, cao đẳng; các Cục, Vụ thuộc các Bộ Ngành, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố; các tập đoàn, doanh nghiệp ĐTVT trong nước: VNPT, Viettel, MobiPhone, VNPT Technology, Hanoi Telecom, FPT, CMC, VTC, các doanh nghiệp trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ...; Các tập đoàn, công ty đa quốc gia: Ericsson, Samsung, Intel, Toshiba, Panasonic, Sony, LG, Nokia-Siemens, Motorola,...

 

Ngành điện tử viễn thông có thu nhập cao

Mức lương kỹ sư điện tử viễn thông được đánh giá là khá hấp dẫn trong thị trường lao động hiện nay. Mức lương có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng (tương đương với 2.000 USD) đối với những người có tay nghề cao và đảm nhận những công việc phức tạp hơn.

 

 

Mức lương của một kỹ sư điện tử viễn thông sẽ có sự thay đổi tùy vào trình độ chuyên môn, năng lực và quy mô doanh nghiệp hoặc tính chất của công việc. Nhưng nhìn chung theo thống kê và khảo sát có thể thấy mức thu nhập này cực kỳ hấp dẫn.

Cơ hội làm việc tại nước ngoài và nâng cao thu nhập:

Ngoài ra, những kỹ sư trình độ cao và thành thạo ngoại ngữ có thể lựa chọn ra làm việc tại nước ngoài để nhận mức lương cao hơn. Tại Đông Nam Á, Phillipines là một trong những nước có mức lương trung bình tương đối "khủng" dành cho các kỹ sư điện tử viễn thông, khoảng 305.000 peso/tháng (tương đương trên 140 triệu đồng).

 

 Tại Mỹ, một trong những nước có ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông phát triển nhất trên thế giới, mức lương cho một kỹ sư trong ngành này khoảng hơn 103.000 USD/năm (tương đương với khoảng 2,4 tỷ đồng). Đây thực sự là cơ hội tốt cho những người tài năng và tham vọng.

Theo fet.epu.edu.vn